Slide banner
GIỚI THIỆU

Năm 1862, sau khi 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay quân Pháp, các tấn cửa biển Mông, Xuân Đài, Phú Sơn, Đà Diễn (đạo Phú Yên) “giặc thường lén lút     T nổi lên”, quan tỉnh đã xin lệnh Triều đình Huế sức cho các thôn đoàn kết dân dõng, mỗi đồn 30, 40, 50 người, cấp khí giới, đồ binh để tuần phòng chống giặc. Nhân dân các làng tổng Xuân Bình (bao gồm cả Xuân Hải hiện nay) đã tham gia dân dõng, hương binh, củng cố phòng thủ chống giặc biển cướp phá quê hương.

Sau sự biến kinh thành Huế đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5/7/1885, vua Hàm Nghi ra Tân Sở - Quảng Trị. Vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và Nhân dân cả nước giúp vua chống Pháp. Hưởng ứng chiếu Cần Vương, tại  Núi Một, thôn Tân An, tổng Xuân Vinh (Tuy An), Lê Thành Phương dựng cờ khởi nghĩa. Tháng 9/1885, nghĩa quân do Thành Phương lãnh đạo, chỉ huy đánh chiếm thành An Thổ - tỉnh lỵ Phú Yên. 

Trong lực lượng khởi nghĩa, Nhân dân tổng Xuân Bình – có vùng Túy Phong, Vĩnh Cửu tham gia dân binh thuộc Phân khu Bắc do Bùi Giảng chỉ huy. Để ngăn chặn phong trào đang phát triển ở Phú Yên, triều đình Huế yêu cầu Pháp đưa quân ở Nam Kỳ ra can thiệp. Ngày 4/2/1887, lực lượng quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Chevreux cùng lính tuyển mộ từ Nam Kỳ do Trần Lộc chỉ huy tiến ra Phú Yên. Ngày 5/2/1887, quân Pháp và quân tay sai đổ bộ vào vịnh Xuân Đài. Để đối phó với quân Pháp vào vịnh Xuân Đài, nghĩa quân Phân khu Bắc tập trung tại 3 đồn Phú Vĩnh, Tân Thạnh, Hảo Nghĩa do lãnh binh Nguyễn Bảy tướng thủy quân Nhàn chỉ huy đánh địch. Do lực lượng trang bị chênh lệch, nghĩa quân bị tổn thất nặng. Trước sức mạnh của quân Pháp, Thành Phương phải rút quân lên vùng núi Vân Hòa để bảo toàn lực lượng dựa vào đồng bào miền núi để tiếp tục kháng chiến. Trần Lộc ra lệnh truy sát nghĩa quân những người cộng tác với nghĩa quân. Một cuộc đồ sát man rợ diễn ra nhiều địa bàn trong tỉnh. Nhân dân tổng Xuân Bình với tinh thần quật cường chống ngoại xâm vẫn không nao núng trước sự đàn áp, khủng bố của kẻ thù.

Năm 1908, phong trào “duy tân”, “cúp tóc”, “chống sưu cao thuế nặng” bùng lên mạnh mẽ trên địa bàn Phú Yên. Nhân dân tổng Xuân Bình đồng tình hưởng ứng sôi nổi như nhiều địa phương khác trong tỉnh Phú Yên. Công sứ Sông Cầu Tuần vũ Phú Yên gọi giặc đồng bào”, giặc cúp tóc”. Bị kẻ thù đàn áp nhưng Nhân dân tổng Xuân Bình:

“Trước sau trên dưới một lòng,

Chết đành chịu chết, quyết không chịu lùi”

(Ca dao)

Sau khi phong trào Cần Vương và phong trào Duy Tân trên địa bàn Phú Yên lần lượt thất bại; bộ máy cai trị thực dân, phong kiến Sông Cầu càng tăng cường áp bức, đàn áp những người yêu nước tàn bạo, dã man hơn. Phong trào cách mạng ở Xuân Hải nói riêng, Sông Cầu nói chung đang đứng trước một thách thức mới.

Đến thập niên 20 của thế kỷ XX, trước bối cảnh đất nước khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đã xuất hiện một nhà yêu nước đại - Nguyễn Ái Quốc. Từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, sau đó Người đã tiếp thu luận cương về giải phóng dân tộc của Lênin, Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, tiến đến thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925). Chủ nghĩa Mác - Lênin luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được tích cực truyền về nước, nhất thông qua phong trào “vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Dưới tác động của chủ nghĩa Mác - Lênin luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc, phong trào yêu nước chống Pháp Việt Nam đã sự chuyển biến theo khuynh hướng mới, những tổ chức cách mạng đã ra đời, trong đó giai cấp công nhân đã vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Từ năm 1926 đến 1929, chủ nghĩa Mác-Lênin được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tuyên truyền đến nhiều nơi trong cả nước. Sông Cầu là tỉnh lỵ của Phú Yên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cả tỉnh, là nơi tập trung đông đảo các thành phần nhân viên, công nhân, trí thức trong tỉnh. Những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã đến địa bàn Sông Cầu, đã tác động đến phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân các làng ở tổng Xuân Bình (có xã Xuân Hải ngày nay).

Tháng 9-1927, thầy giáo Phạm Đức Bân bị chính quyền thực dân điều động từ Thanh Hóa vào Sông Cầu, dạy tại Trường Tiểu học Sông Cầu. Thầy Bân liên lạc với nhiều thầy giáo, công chức, học sinh tại Sông Cầu như Bùi Dung, Trịnh Bá Đài, Trương Đình Nhị, Trương Đình Giám … để xây dựng lực lượng theo đường lối Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Từ tháng 1/1928, nhóm truyền bá tư tưởng cách mạng yêu nước của thầy giáo Phạm Đức Bân đã tuyên truyền tôn chỉ, đường lối cách mạng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong một bộ phận đông đảo học sinh, công chức ở tỉnh lỵ Sông Cầu.

Tinh thần, tư tưởng yêu nước cách mạng lan rộng đến các tầng lớp nhân dân tiến bộ trong tổng Xuân Bình. Trên cơ sở lực lượng được xây dựng, thầy giáo Phạm Đức Bân thay mặt tổ chức Hưng Nam tuyên bố thành lập chi bộ Hưng Nam tại Sông Cầu- Phú Yên. Đến tháng 7/1928, tổ chức Hưng Nam đổi tên thành Tân Việt Cách mạng Đảng, chi bộ Hưng Nam ở Sông Cầu cũng đổi tên là chi bộ Tân Việt Cách mạng Đảng ở Sông Cầu. Chi bộ Tân Việt Cách mạng Đảng ở Sông Cầu có các đồng chí: Phạm Đức Bân, Bùi Dung, Trịnh Đài, Trương Đình Nhị, Trương Đình Giám, Bùi Xuân Cảnh, Nguyễn Lân, Nguyễn Văn Hợi, Trương Khâm, Phạm Ngọc Hổ, Bùi  Văn Hữu

Nhiệm vụ của chi bộ Tân Việt Cách mạng Đảng ở Sông Cầu lúc này là tuyên truyền tư tưởng cách mạng đến các tầng lớp học sinh, viên chức và một số binh lính khố xanh ở Sông Cầu có tinh thần yêu nước, có tư tưởng tiến bộ. Trong những năm 1928-1929, chi bộ Tân Việt Cách mạng Đảng Sông Cầu đã làm tốt công việc tuyên truyền giác ngộ cách mạng, xây dựng được cơ sở trong các tầng lớp công chức, trí thức, học sinh, binh lính … Phạm vi hoạt động của chi bộ phát triển đến Chí Thạnh, La Hai.

Trong thời điểm chi bộ Tân Việt Cách mạng Đảng ở Sông Cầu đang tích cực mở rộng phạm vi hoạt động thì vào tháng 3/1928, đồng chí Nguyễn Văn Nguyên, một y tá đang làm việc ở Vinh (Nghệ An), hoạt động trong tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị chính quyền thực dân chuyển vào làm việc tại Nhà thương Sông Cầu. Đến Sông Cầu, Nguyễn Văn Nguyên liên lạc với Nguyễn Trung Hanh, Nguyễn Giao (đang làm công chức Sông Cầu) vận động xây dựng tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tháng 6/1928, chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Sông Cầu được thành lập do Nguyễn Văn Nguyên làm Bí thư.

Sự ra đời của 2 tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Sông Cầu đã thúc đẩy phong trào cách mạng trên địa bàn huyện Đồng Xuân (gồm cả thị Sông Cầu hiện nay) phát triển mạnh. Truyền đơn được sở rải ở nhiều nơi trong tỉnh lỵ, cờ búa liềm được lần lượt treo ở gần đồn lính khố xanh, gần một số công sở như Nhà dây thép (Bưu điện), sân quần vợt, Trường Tiểu học Sông Cầu Chính quyền thực dân tại Sông Cầu cử mật thám theo dõi thầy giáo, công chức, học sinh, lính khố xanh, thợ hớt tóc, thợ may, tài xế lái ô tô … mà chúng nghi có hoạt động trong các tổ chức cách mạng. Chúng tổ chức lục soát nhà một số giáo viên nhưng không tìm được gì.

Qua các thời kỳ lịch sử, vùng đất Mông đã sinh ra những người con ưu như Văn Cao, Quan Quang, Đoàn Văn Diệu, Trần Khải Địch

Ông Võ Văn Cao học giỏi, thông thạo kinh sử, tính tình nghiêm nghị, cương trực, không ưa văn chương phù phiếm. Năm 1773 ông đã cùng với Nguyễn Lữ và Nguyễn Văn Lộc đi khắp Phú Yên vào đến Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa) và Bình Thuận để nắm tình hình. Ông liên lạc với người đứng đầu Thủy vận động thân hào, nhân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn.

Hai ông Lê Quan Quang, Đoàn Văn Diệu đậu cử nhân Hán Học khoa thi Ất Mão, Tự Đức thứ 8 (1855) tại Trường thi Bình Định. Ông Trần Khải Địch đậu cử nhân Hán học khoa thi Quý Dậu, Tự Đức thứ 26 (1873) tại Trường thi Bình Định.

Ông Nguyễn Đức đậu cử nhân Hán học khoa thi Tân Mão, Thành Thái thứ 3 (1891) tại Trường thi Bình Định.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xã Xuân Lộc (sau này 3 xã: Xuân Hải, Xuân Bình, Xuân Lộc) đã vận động 600 thanh niên gia nhập bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực; xây dựng mỗi thôn một trung đội du kích thôn, ở xã có trung đội du kích xã; huy động trên 12.000 lượt dân công tải lương và phục vụ chiến trường; đóng góp trên 10.000 tấn muối, 200 tấn lúa, 10 tấn gạo; vót hơn 150.000 chông tre, hơn 1000 chông sắt. Đào 2.500 mét đường hình chữ Z, 4.500 mét giao thông hào ở đèo Cù Mông, Long Thạnh, bố trí hơn 2.500 hầm chông, đào hàng trăm hầm chiến đấu cá nhân. Năm 1960, Nhân dân Xuân Hải (cùng với 2 xã Xuân Bình, Xuân Lộc) phong trào vũ trang tuyên truyền diệt ác sớm nhất của thị Sông Cầu.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xã Xuân Hải (cùng với 2 xã Xuân Bình, Xuân Lộc) có 10 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 302 liệt sĩ, 50 thương bệnh binh và hàng ngàn gia đình có công cách mạng; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: 551 huân, huy chương các loại, trong đó: 10 Huân chương Độc lập; 116 Huân chương Kháng chiến hạng 1, 2, 3...

Ngày 30/6/1995, Nhân dân lực lượng trang Nhân dân Xuân Lộc (gồm 3 xã Xuân Hải, Xuân Bình, Xuân Lộc) được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng trang Nhân dân.

Cũng như dân các xã, phường, thị trấn khác trong tỉnh, người dân Xuân Hải, thị Sông Cầu bản tính hiền lành, thật thà chất phát, không che dấu, không khách sáo... sống theo nền nếp thanh đạm...”, nếp sống đơn giản, mộc mạc, không cầu kỳ, không chuộng hình thức”. Người dân Xuân Hải sống đôn hậu, chất phát, thủy chung, hiếu khách, dễ thông cảm, cộng đồng tình làng nghĩa xóm, kính trọng người cao tuổi. Bao lớp người Xuân Hải đã cần cù lao động để dựng xây vùng đất quê hương ngày càng phát triển. Khi có giặc ngoại xâm thì sẵn sàng đứng lên chống kẻ thù, không ngại hy sinh máu xương, tài sản.

Đất nước thống nhất, người dân Xuân Hải tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của quê hương, chung sức, chung lòng xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp, bình yên. Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Nhân dân trong xã đã mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Vùng đất Xuân Hải đã và đang thực sự chuyển mình, hòa trong nhịp sống đang vươn lên. Cán bộ, Nhân dân xã Xuân Hải dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ các cấp đã và đang phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, xây dựng ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh.

 

 

 


Xem thêm
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1